QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LIÊN TỤC CỦA VẢI KHÔNG DỆT

Written by

Admin

Follow us

  Ngành công nghiệp sản xuất túi vải không dệt hiện nay đã và đang chiếm vị trí quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như địa chất, nông nghiệp, ô tô. Tuy ra đời muộn hơn so với các loại vải truyền thống khác nhưng các túi vải không dệt, các sản phẩm khác từ vải không dệt đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.

Tốc độ phát triển của ngành vải không dệt rất nhanh và ngành công nghiệp này đòi hỏi sự cải tiến liên tục. Sáng chế đầu tiên về vải không dệt được tập đoàn West Point đăng ký vào năm 1947. Kể từ đó thì tốc độ phát triển của ngành này càng được đẩy nhanh và hiện nay đã có đến hơn 8500 sáng chế được đăng ký bảo hộ trên toàn thế giới.

Không cần dệt, nhưng vẫn thành vải

Vải không dệt (non-woven fabric) là thuật ngữ để chỉ loại vải được tạo ra không phải bằng phương pháp dệt thoi hay dệt kim. Theo truyền thuyết, loại vải không dệt đầu tiên được tạo ra một cách rất tình cờ bởi những người lữ hành cưỡi lạc đà băng qua sa mạc. Họ đặt một búi len lên dép để không làm đau bàn chân. Sự ấm áp, độ ẩm trong không khí và áp lực từ bàn chân đã giúp đan cài các sợi len thành một cấu trúc vải.

Đến thế kỷ 19, tại nước Anh (khi đó đang là quốc gia đứng đầu trong sản xuất hàng dệt may), kỹ sư dệt may Garnett nhận thấy rằng, một lượng rất lớn chất xơ bị lãng phí trong quá trình cắt. Từ đó, ông sáng chế thiết bị chải đặc biệt, giúp cắt nhỏ xơ thành dạng sợi. Thời gian đầu, các sợi xơ này chủ yếu dùng làm ruột gối. Sau đó, Garnett bắt đầu dùng keo dán để kết dính chúng với nhau. Đó là tiền thân của vải không dệt ngày nay.

Ngành công nghiệp đòi hỏi cải tiến liên tục

Theo dữ liệu sáng chế (SC) tiếp cận được, SC đầu tiên trên thế giới về vải không dệt được tập đoàn West Point (Mỹ) đăng ký vào năm 1947. Ngành công nghiệp vải không dệt có tốc độ cải tiến công nghệ và phát triển sản phẩm rất cao. Hiện có hơn 8.500 SC được đăng ký bảo hộ ở các quốc gia trên thế giới. Trong đó, dẫn đầu là tập đoàn Kimberly Clark với 506 SC. Số lượng SC về vải không dệt tăng trưởng tương đối đều đặn từ năm 1986, có lẽ nhờ vào thị trường tại Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản được mở rộng. Trong đó, dẫn đầu là thị trường Bắc Mỹ với mức tiêu thụ 2.066 triệu tấn vào năm 2000, chiếm tỷ lệ 62,53% toàn thế giới.Hiện nay, tốc độ xuất khẩu vải không dệt tăng khá nhanh trên thế giới, từ 1,26 tỷ USD năm 2004 lên đến 1,58 tỷ USD năm 2009, chủ yếu do nhu cầu mạnh mẽ về các sản phẩm chất lượng cao từ các nhà sản xuất ở Trung Quốc, Canada, Mexico. Tại Việt Nam, nhu cầu vải không dệt ngày càng tăng, được dùng nhiều trong ngành may mặc và da giày để làm nhãn mác, lót giày… với chủng loại vô cùng phong phú. Sản phẩm vải không dệt của Việt Nam hiện nay chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản do được miễn thuế nhờ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản. Tuy nhiên, số lượng cơ sở sản xuất vải không dệt trong nước cho đến nay chưa nhiều.Sản phẩm vải không dệt của Việt Nam hiện nay chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản do được miễn thuế nhờ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản. Tuy nhiên, số lượng cơ sở sản xuất vải không dệt trong nước cho đến nay chưa nhiều. Do đó thị trường vải không dệt vẫn còn rất nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư tiềm năng.

Giỏ hàng của bạn (0 sản phẩm)